Danh sách sản phẩm

Những bệnh nào gọi là bệnh nền?

Dụng cụ y khoa và thẩm mỹ An Khang
Thứ Sáu, 22/09/2023

Những bệnh nào gọi là bệnh nền?

Những bệnh nào gọi là bệnh nền?

 

Bệnh nền được hiểu là những bệnh có sẵn và khi mắc bệnh đó thì cần điều trị bằng cách uống thuốc, thăm khám và tái khám định kỳ theo lịch. Khi mắc các bệnh lý nền sẽ có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19.

1. Bệnh nào được gọi là bệnh nền?

 

Bệnh nền hay bệnh lý nền được hiểu là những căn bệnh có sẵn và người bệnh thường bị bệnh đó. Khi mắc các bệnh lý nền thì người bệnh cần phải uống thuốc, thăm khám, tái khám thường xuyên.

Bệnh lý nền được chia ra làm 3 nhóm, cụ thể như sau:

  • Nhóm 1: Nhóm mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như bị tiểu đường hay thừa cân. Người mắc bệnh lý tiểu đường thường là tiểu đường tuýp II.
  • Nhóm 2: Nhóm có bệnh lý liên quan đến hệ thống hô hấp, phổi như hen suyễnphổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi là COPD. Nhóm bệnh này làm đường thở giảm khả năng vận chuyển, gây ra tình trạng ho hen, ứ đờm tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi, nảy nở.
  • Nhóm 3: Nhóm có bệnh lý có liên quan đến tim mạch như bệnh lý mạch vành, tim mãn tính hay những người bị suy tim

Tất cả những người mắc bệnh nền đều phải điều trị thường xuyên với các loại uống thuốc. Việc ít vận động là nguyên nhân dẫn đến sức đề kháng giảm và có bệnh nền có sẵn sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các yếu tố nguy hiểm dễ dàng tấn công.

2. Những bệnh nào còn gọi là bệnh nền?

 

Câu hỏi đặt ra là bệnh nào được gọi là bệnh nền? Bệnh nền bao gồm những bệnh cụ thể như sau:

  • Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường bao gồm 2 tuýp là tuýp 1 và tuýp 2.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác như giãn phế quản, tăng áp phổi, bệnh phổi nghề nghiệp, bệnh phổi sau lao.
  • Ung thư các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác đang thời gian điều trị hóa trị có sức đề kháng kém.
  • Bệnh thận mạn tính, đặc biệt là trường hợp phải lọc máu định kỳ.
  • Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu: Người được ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu phải được sử dụng thuốc hàng ngày nên gây ra ảnh hưởng đến sức đề kháng.
  • Béo phì, thừa cân: cũng là bệnh lý làm gia tăng nguy cơ diễn tiến nặng khi mắc bệnh cấp tính
  • Bệnh lý liên quan đến tim mạch như bệnh suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim.
  • Bệnh lý mạch máu não: Khi mắc bệnh lý này làm rối loạn chức năng đông máu có thể làm gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
  • Hội chứng Down
  • Mắc bệnh HIV/AIDS, đặc biệt trong giai đoạn AIDS.
  • Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ) khiến cho người bệnh sa sút trí tuệ, giảm khả năng tự chăm sóc và phòng chống bệnh tật.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.
  • Bệnh hen phế quản: vẫn có khả năng vào cơn nếu mắc viêm nhiễm ở phổi.
  • Bệnh tăng huyết áp.
  • Thiếu hụt miễn dịch.
  • Bệnh lý về gan.
  • Rối loạn nguyên nhân do sử dụng chất gây nghiện.
  • Đang điều trị các bệnh lý bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
  • Các bệnh hệ thống.
  • Bệnh lý khác đối với trẻ em như tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

3. Lưu ý khi mắc bệnh nền

 

  • Những người bị bệnh lý nền thường có sức đề kháng suy giảm và đáp ứng miễn dịch kém. Vậy nên, những người bị bệnh nền ngoài việc điều trị bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng bệnh lý và lối sống tích cực.
  • Đồng thời, người mắc bệnh cần chú ý luôn mang theo thuốc bệnh mãn tính trong người. Chú ý cần kiểm soát các bệnh lý nền và tình trạng bệnh mãn tính của mình.
  • Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên trao đổi về tình trạng bệnh của mình với bác sĩ điều trị và liên hệ cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu bất thường.

4. Lưu ý với những người mắc bệnh nền bị Covid 19

 

Khi những người mắc bệnh nền mắc bệnh Covid 19 thì cần chú ý một số điểm cụ thể như sau:

  • Thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc Covid 19 thuộc nhóm nguy cơ cao cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị Covid 19 theo quy định.
  • Hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở với các dấu hiệu như thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 dưới 96% phải liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn, hỗ trợ, đánh giá tình trạng bệnh, sơ cấp cứu. Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ điều trị có thể chỉ định chuyển cơ sở điều trị kịp thời.
  • Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc bệnh Covid 19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của những người mắc Covid 19.
  • Tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ hay những người có mắc bệnh lý nền để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc Covid 19
  • Tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm cụ thể như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và ung thư... để quản lý điều trị kịp thời.
  • Quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn người mắc bệnh không lây nhiễm bảo đảm chế độ dinh dưỡng, vận động thể lực hàng ngày, tuân thủ điều trị và tự chăm sóc, theo dõi tại nhà.
Viết bình luận của bạn