Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp đúng cách
Dụng cụ y khoa và thẩm mỹ An Khang
Thứ Năm,
28/09/2023
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp đúng cách
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Nhật An - Giám đốc Trung tâm Nhi kiêm trưởng khoa nội trú Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường do virus gây ra, là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 đến 8 tháng tuổi. Để giúp cho người nhà biết cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp và biết được các dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay với bác sĩ. Dưới đây là hướng dẫn của Giáo sư Tiến sĩ Phạm Nhật An - Giám đốc Trung tâm Nhi tại bệnh viện Vinmec Times City.
1. Triệu chứng của trẻ bị viêm mũi họng cấp
Triệu chứng viêm mũi họng cấp ở trẻ gồm:
- Trẻ có thể sốt, sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao.
- Ho, đau họng.
- Có thể kèm theo các biểu hiện ở mũi như : Mũi ngạt, chảy nước mũi.
- Trẻ thấy trong người mệt mỏi nên hay quấy khóc, không muốn bú, không muốn ăn.
2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp
- Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.
- Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió.
- Chườm ấm cho trẻ khi sốt vừa. Kết hợp dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao >=38.5 độ C theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở phòng thoáng mát, thông gió, không đóng kín cửa.
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ.
- Rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm.
- Tránh bụi khói,các đồ ăn lạnh, nước đá....
- Kết hợp dùng thuốc theo đơn Bác sĩ Tư vấn dinh dưỡng:
- Trẻ khi sốt, mệt mỏi thường chán ăn, cần cố gắng cho trẻ ăn uống đủ chất theo 4 nhóm thực phẩm trong bữa ăn ( Protein, tinh bột, lipit, Vitamin), thức ăn mềm, nhuyễn, dễ nuốt, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây, uống nhiều nước.
- Nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa, đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần lên.
- Tư vấn các dấu hiệu bất thường đưa trẻ khám lại ngay:
- Không chơi, li bì, khó đánh thức, co giật, thở bất thường.
- Sốt cao khó hạ, Sốt kéo dài hoặc bất cứ dấu hiệu không bình thường nào khác.
Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và chăm sóc cho bé được kỹ hơn.