Danh sách sản phẩm

Khái niệm về trang thiết bị y tế

Dụng cụ y khoa và thẩm mỹ An Khang
Thứ Bảy, 05/12/2020


Trang thiết bị y tế là gì?

Hiện tại khái niệm về trang thiết bị y tế được hướng dẫn và chi tiết tại nghị định 36/2016/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại nghị định 169/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
– Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
– Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
– Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
– Kiểm soát sự thụ thai;
– Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm;
– Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
b) Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.

Phân nhóm trang thiết bị y tế phục vụ lưu hành

Việc đăng ký lưu hành loại A hoặc B, C, D cho trang thiết bị y tế có thể đăng ký gộp giữa một số loại trang thiết bị y tế. Thông thường sẽ được phân nhóm thành một trong ba nhóm sau:

Trang thiết bị y tế dạng đơn lẻ

Nguyên tắc phân theo chủng loại trang thiết bị y tế đơn lẻ:
Trang thiết bị y tế được phân theo chủng loại trang thiết bị y tế đơn lẻ nếu trang thiết bị y tế đó đã được chủ sở hữu xác định tên, mục đích sử dụng cụ thể và được cung cấp dưới dạng đóng gói riêng biệt hoặc trang thiết bị y tế đó không đáp ứng các tiêu chí phân theo họ trang thiết bị y tế, bộ xét nghiệm IVD, hệ thống trang thiết bị y tế, cụm trang thiết bị y tế IVD hoặc cụm trang thiết bị y tế khác.

Ví dụ:
– Bao cao su với các quy cách đóng gói 3, 12 và 14 có thể được gộp lại đăng ký như một trang thiết bị y tế Đơn lẻ.
– Một công ty sản xuất một chương trình phần mềm có thể sử dụng được với một số Máy chụp cắt lớp vi tính CT-Scanner sản xuất bởi các chủ sở hữu sản phẩm khác, chương trình phần mềm độc lập như vậy được coi là trang thiết bị y tế và có thể sử dụng được trên các máy chụp khác nhau, do đó phần mềm này có thể được đăng ký là một trang thiết bị y tế đơn lẻ.

Họ trang thiết bị y tế

Họ trang thiết bị y tế là gì? Việc xác định họ trang thiết bị y tế được pháp luật quy định như thế nào? Xác định họ trang thiết bị y tế để làm hồ sơ lưu hành

Họ trang thiết bị y tế
Họ trang thiết bị y tế là một tập hợp các trang thiết bị y tế mà mỗi trang thiết bị y tế trong họ đều có chung các thông tin sau:
– Chung một chủ sở hữu sản phẩm;
– Cùng một loại phân loại rủi ro;
– Có cùng mục đích sử dụng;
– Có thiết kế và quy trình sản xuất giống nhau;
– Có những thay đổi thuộc phạm vi các biến thể cho phép theo danh mục tại Bảng 1.

Bảng 1. Danh mục các biến thể cho phép trong một trang thiết bị y tế theo họ:

Sản phẩm cụ thểCác biến thể cho phép
Trụ cấy ghép nha khoaPhần giữ (ví dụ: xi măng hoặc ốc vít)
Trang thiết bị cấy ghép chủ độngSử dụng được với thiết bị cộng hưởng từ hoặc không
Xét nghiệm chất kháng sinh (IVD)Nồng độ
Kìm sinh thiếtDạng cố định hoặc không cố định
Túi máu(i) Chất chống đông máu cùng thành phần nhưng có thể khác nồng độ
(ii) Các chất phụ gia (Khác thành phần và khác nồng độ)
Ống thông(i) Số lượng lumen trong ống thông
(ii) Chất liệu của ống thông: PVC (polyvinylchloride), PU (polyurethane), nylon và silicone
(iii) Độ cong
(iv) Chất phủ dùng để bôi trơn
Bao cao su(i) Kết cấu
(ii) Mùi
Kính áp tròng(i) Đi-ốp
(ii) Chống tia cực tím
(iii) Phủ màu
(iv) Màu sắc.
(v) Thời gian sử dụng (đeo ban ngày hay đeo kéo dài)
(vi) Thời gian thay kính (hàng ngày, tuần hay tháng)
Máy khử rungTự động hoặc bán tự động
Niềng răngChất liệu của niềng răng
Tay khoan nha khoa(i) Tốc độ quay
(ii) Chất liệu của tay khoan
Chất làm đầy daCùng thành phần nhưng khác nồng độ/ mật độ
Hệ thống chụp chẩn đoán dùng bức xạ ion- hóa(i) Số lát cắt
(ii) Kỹ thuật số hoặc tương tự (thường quy)
(iii) Hai bình diện hay một bình diện
(iv) Sử dụng bộ thu nhận phẳng hay Cassette
(v) Kích thước vòng thu nhận (đối với PET)
Ống thông thăm dò điện sinh lý(i) Khoảng cách giữa các điện cực
(ii) Số lượng điện cực
Găng tayCó bột hoặc không
Camera GammaSố đầu thu
Dây dẫnCó hoặc không có vật liệu phủ trơ
Cấy ghép chỉnh hình/ nha khoa(i) Cố định bằng xi măng hoặc không
(ii) Vòng đai
Thủy tinh thể nhân tạo(i) Đơn tiêu cự hoặc đa tiêu cự
(ii) Nhiều mảnh hoặc đơn mảnh
(iii) Hình cầu hoặc phi cầu
Máy phát sung cấy ghépSố buồng tim (tim mạch)
Ống thông IV(i) Có buồng tiêm
(ii) Có cánh an toàn
Xét nghiệm nhanh IVDĐịnh dạng tổ hợp khác nhau: băng, thanh, thẻ
Que thử nước tiểu trong ống nghiệmTest thử có kết hợp nhiều thông số
Sản phẩm polymerCó hoặc không có chất làm dẻo hóa (ví dụ: diethylhexyl phtalat)

(i) Hệ thống đưa stent, đặt qua dây dẫn hoặc đặt qua ống nội soi
(ii) Vạt (mổ để ghép) hoặc ống ngoài
Chỉ khâu(i) Số lượng sợi
(ii) Gạc
(iii) Vòng
(iv) Nhuộm
Dụng cụ xâu chỉ khâuThiết kế hàm kẹp, tay cầm và kim
Ống khí quản (ống nội khí quản, ống mở khí quản)Có hoặc không có bóng
Băng vết thươngCác dạng khác nhau (ví dụ: dung dịch, kem, gel, phủ trên các miếng lót…)
Đầu thu sử dụng tia XVật liệu phát tia X (trong bầu tăng quang)

Danh mục các biến thể chung khác cho phép trong một trang thiết bị y tế theo Họ:

Chất phủ chỉ dùng để bôi trơn
Màu sắc
Đường kính, chiều dài, chiều rộng, cỡ
Nồng độ với cùng một chỉ định và cơ chế (có cùng thành phần, lượng yếu tố cấu thành khác nhau)
Khác biệt về thiết kế kích thước do sử dụng cho trẻ em so với cho người lớn (Những khác biệt này là do khác biệt về nhóm bệnh nhân được phép sử dụng, ví dụ, thể tích và chiều dài)
Độ linh hoạt
Lực cầm nắm
Mức hoạt độ phóng xạ của đồng vị
Lưu trữ bộ nhớ
Phương pháp khử trùng (để đạt được cùng một kết quả vô trùng)
Khả năng in
Tính chắn bức xạ
Hình dạng, kích thước, thể tích
Độ nhớt (Sự thay đổi độ nhớt đơn thuần chỉ là do sự thay đổi trong nồng độ của chất cấu thành)
Hình thức treo (ví dụ: treo trần, treo tường hoặc chân đứng)
Trạng thái vô trùng (tiệt trùng, không tiệt trùng)


Khái niệm về trang thiết bị y tếKhái niệm về trang thiết bị y tếKhái niệm về trang thiết bị y tếKhái niệm về trang thiết bị y tếKhái niệm về trang thiết bị y tếKhái niệm về trang thiết bị y tế

Viết bình luận của bạn