ĐÈN CHIẾU TIA HỒNG NGOẠI GIẢM ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Tại sao đèn hồng ngoại có tác dụng trong điều trị bệnh đau lưng?
Trước hết, bạn cần hiểu một chút về tia hồng ngoại. Hồng ngoại là bức xạ có nhiệt lượng cao nên còn gọi là bức xạ nhiệt, do đó tác dụng của hồng ngoại chủ yếu là tác dụng nhiệt. Ở những vùng chịu tác động nhiệt của hồng ngoại sẽ giãn mạch đỏ da giống như các phương pháp nhiệt khác, nên có tác dụng giảm đau, chống viêm mãn tính, làm mềm cơ. Mức độ xuyên sâu của bức xạ hồng ngoại vào cơ thể nhìn chung là thấp, chỉ khoảng 1-3mm nên không hề gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Nguyên lý của đèn hồng ngoại là gì?
Về cơ bản đèn hồng ngoại sử dụng liệu pháp bằng phương pháp nhiệt. Sức nóng của đèn có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ; làm giãn mạch, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ. Tia hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy có bước sóng trong khoảng từ 400.000nm đến 760.000nm, nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ.
Tác dụng của tia hồng ngoại
Do tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm, nên tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ giãn ra làm tăng nhiệt toàn thân.
Hồng ngoại có tác dụng chữa bệnh cơ, xương, khớp, làm giảm đau, vết bầm tím. Khi dùng đèn hồng ngoại chiếu sáng rọi vào những vết thương sẽ giúp giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch, làm tan máu bầm, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ. Đèn hồng ngoại còn có thể sử dụng song song với các biện pháp điều trị các bệnh về tai mũi họng, hữu ích trong việc chăm sóc sắc đẹp và da mặt, đặc biệt là trong việc làm sạch da.
Hồng ngoại được chỉ định trong các trường hợp:
Giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mạn tính như: đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ,...
Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong các trường hợp vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo,...
Một số lưu ý khi sử dụng bóng hồng ngoại điều trị bệnh đau lưng
Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, chúng ta cần lưu ý:
Đề phòng bỏng do quá liều (khoảng cách quá gần, thời gian quá lâu), do nổ vỡ bóng đèn (thường do nước lạnh bắn vào bóng đèn).
Tránh va đụng phải bóng đèn khi đang nóng.
Tia hồng ngoại tác dụng lên đầu dây thần kinh tại vùng bị đau khi sức chiếu nóng vừa có tác dụng giảm đau rất tốt, nhưng nếu chiếu quá nóng thì sẽ gây phản tác dụng.
Khoảng cách từ đèn hồng ngoại đến da khoảng 40 - 90cm, điều chỉnh độ nóng bằng cách điều chỉnh khoảng cách từ bóng đèn đến vùng được chiếu. Cần đặt đèn sao cho tia sáng chiếu đến vuông góc với da mới đạt hiệu quả nhất (lưu ý đèn để quá gần có thể gây bỏng). Thời gian chiếu đèn trung bình 20 - 40 phút, mỗi ngày chiếu khoảng 2 - 3 lần.
Qúy khách có nhu cầu vui lòng liên hệ:
CỬA HÀNG DỤNG CỤ Y KHOA An Khang
ĐC:1234 Cách Mạng Tháng Tám, P.4,Quận Tân Bình.
ĐT:0902.699.103 - 0919.097.417 Thu
ĐÈN CHIẾU TIA HỒNG NGOẠI TNEĐÈN CHIẾU TIA HỒNG NGOẠI TNEĐÈN CHIẾU TIA HỒNG NGOẠI TNEĐÈN CHIẾU TIA HỒNG NGOẠI TNE